Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG NGÃ CAO HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRÊN CAO

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRÊN CAO

Theo các số liệu thống kê về tai nạn lao động huấn luyện an toàn trên cao thu nhập được trong nhiều năm qua ở các ban thanh tra kỹ thuật an toàn của Bộ Lao Động thương Binh và Xã Hội; Bộ xây dựng; Ban bảo hộ lao động; Tổng Liên đoàn Lao dộng Việt Nam; Sở xây dựng Hà Nội….., sau khi tập hợp xử lý ta thấp tai nạn lao động ngã cao là trường hợp phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất (20-30%) trên tổng số tai nạn lao  động đã xảy ra, trong đó tai nạn ngã cao làm chết người, liên tục trong nhiều năm cũng chiếm tỷ lệ cao trong số các loại tai nạn chết người khác.

Từ tình hình đặc điểm này, vấn đề đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu, phân tích sâu sắc  các nguyên nhângây ra tai nạn ngã cao, trên cơ sở đó đưa ra được những phươpng hướng và biện pháp phòng chống thích hợp, hữu hiệu.

1. Các  trường hợp Huấn Luyện An Toàn Trên Cao ngã cao:

Các trường hợp ngã cao xảy ra thường rất đa dạng, qua nghiên cứu, đúc kết có thể rút ra được những nhận xét như sau:

- Tai nạn ngã cao đã xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây, lắp đặt, tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cột thép, đổ. Đầm bê tông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận  chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện ( trát, quét vôi, trang trí…)

- Ngã cao thường hay xảy ra nhất là khi công nhân làm việc ở xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình ( mái đua, công son, lan can, hành lang….) Ngã cao khi làm việc trên mai, nhất là trên mái dốc, mái lợp bằng vật liệu ròn, dễ gây vỡ, ( mái ngói, mái lợp phi brôximăng).

- Ngã cao đã xảy ra ở các vị trí: Khi công nhân đi tới nơi làm việc (leo trèo trên tường, trên các kết cấu lắp ráp, trên giàn giáo, trên khung cốt pha, cốt thép để lên xuống, đi trên đỉnh dầm, đỉnh tường, chèo qua cửa sổ,..) Ngã khi đứng làm việc trên thang, ngã khi sàn thao tác bắc tạm bợ bị đổ, gãy, ngã khi làm việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn, ngã khi làm việc trên sàn, trên mái, trên giàn giáo không có lan can an toàn.

- Ngã cao không những chỉ xảy ra ở những công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà ở cả những công trường nhỏ, thấp tầng, thi công phân tán.

- Ngã cao ở các cao động khác nhau phân bố như  sau: Dưới 5m – 23,4%; (5-10)m – 25,8% trên 10m – 51,6%.

2. Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao Huấn Luyện An Toàn Trên Cao:

Như những nhận xét đã nêu trên, các trường hợp ngã cao xảy ra rất thường xuyên và đa dạng. Mỗi trường hợp cụ thể xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên qua phân tích và tổng kết có thể quy tụ thành một số nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân về tổ chức chiếm 20 – 30% tai nạn, huấn luyện an toàn trên cao trong đó có những nguyên nhân chính là:

- Bố trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao, sức khoẻ không đảm bảo ( phụ nữ có thai, người bị bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém…..) công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động.

- Đi lại trên các sàn thao tác – ngói phibrôximăng.

- Dây da + nón nhựa…

- Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.

- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giày chống trượt, dây an toàn….

Nguyên nhân về kỹ thuật chiếm 50 – 60% tai nạn, trong đó có hai nguyên nhân chính là:

- Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại giàn giáo, ( giáo ghế, giáo cao, giáo treo, nôi treo….) để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong qúa trình thi công ở trên cao.

- Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không  đảm bảo các yêu cầu an toàn gây ra sự cốp tai nạn, do những sai sót đã vi phạm mang tính riêng biệt hoặc trùng hợp của bốn khâu: Thiết kế, chế tạo, dựng lắp tháo dỡ, sử dụng.

Nguyên nhân do sai sót thiết kế: Xác định sơ đồ và tải trọng tính toán không đúng với điều kiện làm việc thực tế. Các chi tiết cấu tạo và liên kết các bộ phận hợp thành không phù hợp với khả năng và điều kiện gia công chế tạo.

Sai sót do gia công chế tạo: Vật liệu sử dụng kém chất lượng gãy nứt, cong vênh, mọt rỉ….) gia công không chính xác theo kích thước thiết kế; liên kết hàn nối không bền chắc.

Sai sót trong dựng lắp, tháo dỡ: Không đúng kích thước các khoảng cách theo thiết kế

(giữa các cột theo 2 phương dọc, ngang; chiều cao giữa các tầng). Cột giàn giáo đặt  nghiêng không thẳng đứng gây ra lệch tâm các lực tác dụng thẳng đứng dẫn tới quá ứng suất; không bố trí đủ và đúng các vị trí các điểm neo giàn giáo vào công trình thi công, giàn giáo đặt trên nền đất yếu gây ra lún, khi dựng lắp giàn giáo công nhân không đeo dây an toàn, vi phạm trình tự lắp đặt và tháo dỡ.

Sai sót vi phạm trong quá trình sử dụng giàn giáo: Chất vật liệu quá nhiều hoặc tập trung đông người trên sàn thao tác gây ra quá tải. Không thường xuyên kiểm tra tình trạng giàn giáo để sửa chữa, Huấn Luyện An Toàn Trên CaoHuấn Luyện An Toàn Trên Cao thay thế kịp thời các bộ phận đã hư hỏng.

Ngoài những nguyên nhân gây sự cố gãy, đổ giàn giáo kéo theo ngã cao, nguy cơ ngã cao khi làm việc trên giàn giáo còn do sàn thao tác không có lan can an toàn, không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn trên giàn giáo…./

Đó là lý do các công ty cần phải huấn luyện an toàn trên cao cho nhân viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét