Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

An toàn Vệ sinh lao động

 

CTY CP KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THÀNH PHỐ kiểm định bình khí nén kiểm định cần trục
Hotline: 0909 476 388 ( Ms Tiên ); 

Hội thảo "Định hướng công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và phát triển mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011kiểm định bình khí nén kiểm định cần trục

4/5/2013 11:21:56 AM by admin
Nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), ngày 8/12/2011,

Tại hội thảo, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động TB&XH cho biết, thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ qua các mạng thông tin đại chúng như đài phát thanh (VOV 1 - VOV 2), các báo, tạp chí chuyên ngành như báo Lao động - xã hội, tạp chí Lao động - xã hội, tạp chí Nghề nghiệp và cuộc sống, báo Đối ngoại VEN… đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Có thể nói, các đài phát thanh, báo, tạp chí… đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các DN sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ; đồng thời đã kịp thời đưa tin các vụ tai nạn lao động như sập hầm lò, không an toàn trong khai thác than, khoáng sản, trong sản xuất công nghiệp, trong sử dụng điện, hóa chất... Không những thế, các mạng thông tin còn đề cập đến nguyên nhân, đề nghị những giải pháp khắc phục các vi phạm, cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn… giúp cơ quan quản lý nhanh chóng có biện pháp ứng phó.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Minh Quang, chuyên gia cao cấp thuộc Cục Quản lý phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin - Truyền thông, bên cạnh các kết quả tích cực, hoạt động truyền thông, thông tin thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Ông Quang cho rằng, do thiếu thông tin, thiếu sự phối hợp chặt và đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan quản lý báo chí nên công tác tuyên tuyền về ATVSLĐ của các báo, đài chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính phong trào, rộ lên từng thời điểm và chỉ mới tập trung phản ánh các vụ việc, chưa đạt tới vai trò định hướng, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong xã hội, trong người sử dụng lao động và người lao động.

Khâu thông tin truyền thông trực tiếp vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì còn rất nhiều người sử dụng lao động, người lao động chưa được huấn luyện hay nắm bắt thông tin tốt về ATVSLĐ. Đội ngũ giảng viên cho truyền thông trực tiếp còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản, chưa có kỹ năng sư phạm nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung các thông tin truyền thông như các tài liệu, tờ gấp, tranh cổ động, đĩa CD… chưa cập nhật, chưa mang tính thời sự nên dễ gây tâm lý nhàm chán, đôi khi tài liệu còn chưa đến được đúng đối tượng cần thông tin. Việt Nam đang trong tiến trình CNH - HĐH để tiến tới là nước công nghiệp vào năm 2020 nên chúng ta không thể thiếu việc đảm bảo tốt về ATVSLĐ. Quyết định 2281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là các DN và người lao động phải có nhận thức đúng, đầy đủ về ATVSLĐ, đồng thời có biện pháp thực hiện hữu hiệu các nhận thức này.kiểm định bình khí nén kiểm định cần trục Vì vậy, thời gian tới các kênh thông tin truyền thông cần phải đổi mới công tác nội dung thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ.

Và để đổi mới, Cục Quản lý phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử nên tăng cường công tác định hướng, cung cấp thông tin kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến ATVSLĐ cho các cơ quan báo chí; biên soạn các tài liệu cung cấp cho các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, đài phát thanh cấp xã có cơ sở thông tin đến người dân. Bên cạnh đó, cục nên tổ chức các liên hoan phim phóng sự, liên hoan phim tài liệu về đề tài ATVSLĐ cho các đài phát thanh, truyền hình địa phương, tổ chức các liên hoan ảnh báo chí về ATVSLĐ nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Tăng các đội thông tin lưu động tập trung tuyên truyền vào các sự kiện lớn như: Tuần lễ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ.

Từ kinh nghiệm của một thành phố lớn, có lượng DN và người lao động cao nhất cả nước, ông Huỳnh Thanh Dũng, Chánh Thanh tra Sở Lao động TB&XH TP.HCM cho rằng, để công tác thông tin đạt hiệu quả cao, các nội dung, hình thức tuyên truyền trong các tờ gấp, tập tài liệu, tranh cổ động, đĩa CD… phải phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm. Các thông tin trong các tài liệu nên đổi mới, cập nhật và phải có tính thời sự, nhất là có thông tin thực tế từ DN, tránh lặp đi lặp lại gây tâm lý nhàm chán cho đối tượng nhận thông tin. Sau các đợt tuyên truyền cần đánh giá lại hiệu quả của công tác truyền thông, tiếp nhận phản hồi từ đối tượng được truyền thông để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Ông Nguyễn Quốc An, Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II đề nghị, các cơ quan quản lý nên tăng các tài liệu về phương pháp quản lý an toàn lao động từ các nước tiên tiến để các giáo viên trong lĩnh vực tuyên truyền về ATVSLĐ bổ sung thêm kiến thức.

Bà Đỗ Thị Thúy Nguyệt, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết, trong“Định hướng công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và phát triển mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015”, công tác thông tin tuyên truyền sẽ được phổ biến đến trên 1 ngàn làng nghề, 5 ngàn HTX, 30 ngàn DN vừa và nhỏ. Trong đó, nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên thông tin, tuyên truyền là DN, người lao động trong các ngành có nguy cơ cao về ATVSLĐ như xây dựng, hóa chất, khai khoáng, lao động trong nông nghiệp, khu vực nông thôn…/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét